Trong thi công đóng cừ tràm thì việc lựa chọn các tiêu chuẩn của cừ tràm cho phù hợp và các kỹ thuật đóng cọc cừ tràm, cách đóng cừ tràm là khá quan trọng, vì nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
Xem nhanh nội dung
TIÊU CHUẨN CHỌN CỌC CỪ TRÀM KHI ĐÓNG CỪ
Cọc cừ tràm thường được sử dụng cho các công trình có nền đất yếu như đất ao, đất ruộng… và đặc biệt biệt là các vùng đất như ở TPHCM và các tỉnh nam bộ. Tuỳ thuộc vào các công trình khác nhau mà ta đưa ra các tiêu chuẩn cừ tràm khác nhau. Nhưng nhìn chung một cây cừ tràm để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khi làm cọc cần các yếu tố sau:
Chọn Cừ tràm thẳng và tươi, chọn mua cừ tràm của các đại lý bán cừ tràm uy tín cừ tràm có ngồn gốc từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Cừ tràm đủ tiêu chuẩn là cừ tràm trồng được 5 năm, phải có độ dài tối thiểu 3m, đường kính ngọn tối thiểu 4cm.

Tiêu chuẩn đóng cọc cừ tràm Lõi cừ tràm khi sử dụng phải tươi, không bị mục và không bóc vỏ ngoài. Các cọc cừ tràm trước khi dùng phải được tưới ẩm và dưỡng hộ theo các quy định cụ thể trong quy trình thi công.
KỸ THUẬT THI CÔNG ĐÓNG CỌC CỪ TRÀM.
Khi đã chọn được cừ tràm theo tiêu chuẩn thì việc thực hiện đúng kỹ thuật đóng cừ tràm sẽ làm làm chất lượng công trình tốt hơn.
Hiện nay có các cách đóng cừ tràm: đóng cừ tràm bằng tay, đóng cừ tràm bằng máy ép (rung) và đóng cừ bằng máy xúc.
Mật độ đóng cọc Cừ Tràm theo tiêu chuẩn thường đóng 25 cọc cừ/m2 thì sức chịu tải của nền đất có thể đạt từ 0,6 – 0,9 kg/cm2. Dựa vào vị trí nền đất thi công để chọn lựa loại cọc cừ có kích thước phù hợp sao cho đảm bảo được sức chịu tải của nền móng sau khi thi công.
Thói quen của một số người khi thi công là phải đặt phần đầu của cừ tràm nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất, điều này dẫn đến việc đáy móng sẽ phải đặt khá sâu, gây khó khăn hơn cho việc thi công, mất thêm thời gian đáng kể nếu gặp phải mùa mưa.
Thực chất theo cái tài liệu nghiên cứu của ngành địa chất thì đất nằm trên mực nước ngầm độ bão hòa vẫn cao, đất vẫn ẩm ướt , không khác đáng kể gì so với lớp đất dưới mực nước ngầm, vì vậy vẫn đủ độ ẩm để đầu cừ tràm không bị khô và không quá ẩm ướt để đầu cừ tràm bị mục. Do đó, tùy theo địa chất , ta vẫn có thể đặt đầu cừ tràm cao hơn mực nước ngầm, chủ yếu là vẫn đủ điều kiện độ ẩm cho đầu cừ tràm


CÁCH ĐÓNG CỪ TRÀM
– Đóng Cừ tràm theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
– Cừ tràm lớn đóng trước, Cừ tràm nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng.
– Cừ tràm xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh.
Các bạn cần tư vấn về lự chọn cừ tràm đúng Tiêu Chuẩn và Kỹ Thuật Thi Công Đóng Cọc Cừ Tràm cho công trình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Điện thoại: 0972 671 879 – 0902 494 761
Cho tôi hỏi về Định mức đóng cừ tràm bằng máy