Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?
Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?

Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?

Khi chuẩn bị có dự tính xây nhà việc đầu tiên là công tác Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?để chủ nhà có thể dự trù một khoản tiền để dành cho việc xây nhà. Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề này nhé. Chi phí xây nhà chia ra làm 2 giai đoạn chính:

Các bước Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào

Giai đoạn 1: Chi phí cho qui trình nộp hồ sơ (bao gồm chi phí thiết kế, chi phí nộp hồ sơ để xin phép xây dựng).
Chi phí nộp hồ sơ: Theo qui định của nhà nước thường 1 căn nhà cần thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày cho việc này gồm 6 bước(xem bài viết trước nhé):
Chi phí thiết kế: Bao gồm bản vẽ thiết kế kiến trúc(gồm bản vẽ mặt bằng các tầng, bản vẽ mặt đứng, mặt cắt, chi tiết nhà, phối cảnh 3D, bản vẽ nội thất,..), bản vẽ thiết kế kết cấu (bản vẽ móng, cột, dầm, sàn, cầu thang) và bản vẽ điện nước(gồm bản vẽ sơ đồ điện, bản vẽ bố trí đèn, bản vẽ cấp thoát nước trong nhà). Có nhiều trường hợp khi chủ nhà hay chủ đầu tư cần biết về chi phí của nhà mình bao nhiêu để cần chuẩn bị thì có thêm 1 phần là phí làm bảng dự toán nhà hay dự toán công trình/nhà ở.

Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?
Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?

Giai đoạn 2: Chi phí xây nhà trong giai đoạn thi công nhà sau khi xong bước 5 của giai đoạn 1 (bao gồm chi phí chọn nhà thầu thi công, vật tư thi công, phí đảm bảo an toàn cho công trình bên cạnh, phí bảo trì bảo hành căn nhà thường phí này đã tính vào phí chọn nhà thầu thi công).

Chọn nhà thầu thi công: Thi công phần thô (thi công móng, dầm, cột, sàn, cầu thang). Thi công hoàn thiện (xây tô, sơn trát bả láng, ốp lát, đóng trần thạch cao). Thi công điện nước ( lắp đặt đường ống nước, dây điện, thiết bị điện và chiếu sáng, thiết bị nhà vệ sinh: “lavabo, bồn cầu, vòi tắm,…”). Thiết bị điện lạnh (đường ống đồng máy lạnh, máy lạnh, cục nóng máy lạnh,..).

Chọn vật tư thi công: chọn bê tông nào đổ móng, dầm, cột, sàn(như Holcim, Fico, Soam, RDC, Hồng Hà,…). Chọn đường ống nước và dây điện gì?(Bình minh, Rạng đông, Cadivi, Sino, cadi-sun,…). Chọn thiết bị chiếu sáng (ví dụ như Philips, Duhal, Panasonic,..) và thiết bị vệ sinh nào? (chẳng hạn như Inax, American standard, Toto, Viglacera,…).Thiết bị điện lạnh như Panasonic, Daikin, LG,…Chọn gạch nào để ốp lát (gạch men, gạch đá grantie, gạch tàu, sàn gỗ,..) hay loại gạch nào?, xi măng nào? để xây tô (gạch tuynel Becamex, tuynel Phú điền,…hay xi măng Fico, Holcim, Soam,..)

Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?
Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?

Phí đảm bảo an toàn cho công trình bên cạnh: Thường thì phí này hay áp dụng đối với các công trình có qui mô lớn đòi hỏi phải mua bảo hiểm cho công trình đang xây, công trình bên cạnh và phí bảo vệ môi trường. Còn đối với nhà phố thì phí này để sửa chữa hay gây thiệt hại cho nhà bên cạnh.
Phí bảo trì, bảo hành căn nhà: Như mình đã đề cập ở trên thì phí này sẽ tính vào chi phí xây nhà khi chọn nhà thầu thi công. Khi xây dựng hay mua bất cứ một sản phẩm nào cũng có thời gian bảo hành, bảo trì cho sản phẩm đó cả. Thông thường nhà thầu sẽ bảo hành thi công là 12 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào mức độ quan trọng và trong kí kết trong hợp đồng thi công (các bạn cần chú ý và làm rõ những hạng mục nào được và không được bảo trì, bảo hành trong hợp đồng thi công để tránh tranh cãi về sau).

Hi vọng với những chia sẻ của mình các bạn biết được “Dự tính chi phí xây nhà gồm những phần nào ?” để các chủ nhân tương lai của ngôi nhà cần chuẩn bị những chi phí cần thiết cho một căn nhà mơ ước.

Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hay câu hỏi gì trong bài viết hoặc cần tư vấn những vấn đề khác về ngôi nhà của mình. Đừng ngần ngại hãy comment ngay bên dưới bài viết hoặc liên hệ ngay với MÌNH nhé.

Hãy cùng khám phá những vấn đề khác trong những bài viết tiếp theo của mình nhé.

Tìm hiểu: Cách tính chi phí xây móng nhà 2 tầng tiết kiệm nhất

Check Also

Nguyên tắc thiết kế bản vẽ móng cừ tràm không thể bỏ qua

Nguyên tắc thiết kế bản vẽ móng cừ tràm không thể bỏ qua

Bản vẽ móng cừ tràm là khung sườn của toàn bộ quá trình thi công …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !