Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm

Xem Những công dụng của cừ tràm trong xây dựng và đời sống con người

Cây cừ tràm được phát triển và trồng rất nhiều ở các tỉnh phía nam nước ta, chính vì thế mà từ xa sưa ông cha ta đã biết tận dụng loại cây này vào phục vụ đời sống một cách tối ưu nhất. Chúng ta cùng tìm hiểu về cây cừ tràm cũng như công dụng của chúng trong đời sống.

Cừ tràm được xem là một loại vật liệu gỗ từ lâu đã được ươm trồng và khai thác để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau trong đời sống như y học, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái và đặc biệt là trong xây dựng. Với những ưu điểm của cọc cừ tràm nên đã từ lâu được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, giúp gia cố phần móng chắc chắn với chi phí thấp.

 Giới thiệu về cây cừ tràm

Cây cừ tràm còn có tên gọi phổ biến khác là cây khuynh diệp, cây tràm ta. Đây là một loại thực vật thuộc họ sim, có tên khoa học là Melaleuca cajuputy Powell. Cừ tràm là loại cây thân gỗ, thường mọc trên đất phèn, đất nhiễm mặn, nghèo dinh dưỡng hay vùng ngập nước. Vì vậy mà cừ tràm được trồng và mọc rất phổ biến ở khu vực Nam Bộ của nước ta như An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Long An, Kiên Giang.

Cây cừ trà khi trưởng thành có chiều dài từ 10-25m, đường kính thân đạt từ 0,5-0,6m. Cây có dạng gốc tròn, đầu nhọn hình nêm, có thể có lông mềm màu trắng hoặc màu xanh lục. Vì có nhiều ứng dụng cũng như đặc tính sinh trưởng tốt, dễ ươm trồng nên ngày nay cừ tràm còn bắt đầu được nhân giống trồng cả các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…

Rừng tràm: Những công dụng của cừ tràm trong xây dựng và đời sống con người
Rừng tràm: Những công dụng của cừ tràm trong xây dựng và đời sống con người

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây cừ tràm

Hạt cừ tràm rất nhỏ và đây là nguồn chính trong nhân giống cây cừ tràm. Thông thường 1kg hạt tràm có khoảng 2.700.000 hạt. Khi ươm cây, người ta gieo hạt vào các chậu bầu hoặc trên các luống đất.

Tại các tỉnh phía bắc, mùa xuân với mưa phùn ẩm ướt được xem là thời điểm để người nông dân bắt tay vào gieo hạt cừ tràm. Hạt tràm sẽ được gieo vào các hốc nhỏ, cây trồng cách nhau khoảng 1m, các hàng cách nhau 0,5m và trồng dọc trên các sườn đồi. Tỷ lệ gieo hạt cừ tràm là: 7000 hạt trên 1 m2 (tức khoảng 2 gram hạt trên 1 m2). Cây cừ tràm con khi mới nảy mầm thân rất mảnh và yếu ớt nên thường dễ mắc các bệnh nấm mốc, chết non do hạn hán hay ngâm trong quá nhiều nước. Vì ậy khi ươm cây, nhà vườn cần chú ý đảm bảo độ ẩm vừa phải cho cây, tưới nước theo mật độ phù hợp, phun các loại thuốc chống nấm mốc, sử dụng bạt che chắn để chống nắng và mưa. Sau khi cây đã sinh trưởng tốt sau 5 – 6 tháng tuổi thì mới có thể đem trồng tại trang trại, khu sản xuất.

Ngoài ươm giống cừ tràm bằng hạt thì bạn cũng có thể ươm cây bằng hom từ rễ, thân, cành cũng cho cây giống có chất lượng tương đương. Do cây tràm có khả năng tái sinh và hồi phục bằng chồi non mọc ra từ rễ, gốc cây. Vì vậy khai thác cây tràm trong tự nhiên không lo ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường. Tuy nhiên phương pháp ươm giống bằng hạt vẫn được xem là tối ưu nhất, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa đơn giản, thuận tiện.

Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt và đạt yêu cầu kĩ thuật khi trưởng thành thì việc chăm sóc cây là điều rất quan trọng. Nếu được chăm sóc tốt theo đúng kĩ thuật, cây hoàn toàn có thể đạt yêu cầu chất lượng, mật độ sống lên tới 90%. Trong thời gian trồng đầu tiên cần đặc biệt chú ý giữ ẩm cho đất cũng như làm sạch cỏ dại. Sau khi cây được khoảng 5 tuổi sẽ đạt kết quả khả quan với chiều cao trung bình từ 1 – 1,2m, tán rộng và chia làm nhiều cành.

Phân biệt các loại tràm hiện nay

– Tràm lá dài hay còn có tên gọi khác là cừ tràm, tràm gió, có tên khoa học là Melaleuca được một nhà thực vật là Carl Linnaeus (Carl von Linné) đặt tên chính thức vào năm 1767, là một loại cây thuộc họ tràm. Đây là loại cây thân gỗ, vỏ mềm và xốp, khi trưởng thành có thể cao đến 3-5 m thì lớp vỏ cây sẽ dễ bị nứt ra thành từng mảng. Lá cây có màu xanh lục hoặc xanh lục thẫm, xanh xám, mọc sole với nhau, có hình lưỡi mác hoặc hình trứng, chiều dài lá khoảng 25cm, rộng 5-7m, mép lá nhẵn. Hoa của cây có màu vàng nhạt và quả thường chứa nhiều hạt. Hiện cừ tràm phân bố nhiều ở các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, miền Bắc của nước Úc.

– Tràm hoa vàng còn có tên gọi khác là keo lá tràm, có tên khoa học là acadia auriculiformis, thuộc họ keo. Lá cây tràm hoa vàng có dạng cong lưỡi liềm, chiều dài lá cây khi trưởng thành đạt từ 6 – 13 cm, rộng 3-4cm, trên lá có 3 gân chạy song song và cuối lá có một đường hình chậu. Hoa của cây có hình chùm, bông lên như đuôi sóc, màu vàng. Qủa của cây dài giống như đậu xoắn, hạt màu đen và rốn hạt màu vàng giống như màu của hoa. Hiện nay cây tràm hoa vàng phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới như khu vực Papua New Guinea và Indonexia…

Danh sách các rừng tràm ở nước ta

– Nổi tiếng và rộng lớn nhất có lẽ không thể không nhắc đến rừng tràm U Minh. Có 2 rừng tràm U Minh đó là rừng tràm U Minh Thượng ở tỉnh Kiên Giang với diện tích khoảng 8053 ha và rừng tràm U Minh Hạ ở tỉnh Cà Mau với diện tích khoảng 8286 ha

– Rừng tràm Trà Sư với diện tích khoảng 850 ha thuộc địa phận huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Hầu hết cừ tràm ở đây đều có tuổi trưởng thành là trên 10 năm tuổi và chiều cao từ 5-8 m.

– Rừng tràm Tân Lập với diện tích khoảng 135 ha, thuộc địa phận huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.

– Rừng tràm Xẻo Quýt với diện tích khoảng 20 ha trên tổng số 50 ha rừng, thuộc địa phận huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

– Rừng tràm Gáo Giồng diện tích 1657 ha, trong đó có 300 ha tràm đã đạt trên 10 năm tuôi, thuộc Cao Lãnh, Đồng Tháp

Và ngoài ra còn rất nhiều rừng tràm nhỏ khác trên khắp nước ta.

Khai thác cừ tràm tại rừng
Khai thác cừ tràm tại rừng

Đặc tính nổi bật, ưu điểm của cây cừ tràm

Cừ tràm là loại cây gỗ lâm nghiệp lâu năm cho thu hoạch sau khi trồng từ 5 – 6 năm, ưa ánh sáng và tán cây thưa, có thể trồng dễ dàng bằng hạt, rễ hoặc thân cây, khả năng tái sinh cao.

Cây cừ tràm rất dễ trồng và không kén đất, đặc biệt cây sinh trưởng tốt ngay cả ở những vùng đất bị nhiễm mặn nặng (biểu hiện đất nhiễm mặn có độ pH > 3) , chịu nước, chịu ngập tốt. Tốc độ sinh trưởng nhanh, chiều cao tăng lên từ 2 – 3m/năm.

Ngoài khả năng chịu nước, chịu mặn tốt của cây cừ tràm thì khi dùng thân cây làm cọc còn có khả năng chịu tải rất tốt, người ta hoàn toàn có thể xây nhà cao 5 tầng với phần móng được gia cố từ cọc cừ tràm.

Công dụng cừ tràm trong xây dựng

Từ những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, khi thực dân Pháp bắt đầu vào Việt Nam, họ đã đánh giá rất cao khả năng chịu tải của cừ tràm và sử dụng nó một cách phổ biến cho các công trình xây dựng thời bấy giờ. Đến nay sau nhiều năm thăng trầm, nhiều công trình vẫn còn nguyên vẹn tính bền vững và giá trị sử dụng. Tiêu biểu có thể kể đến như công trình nhà hát lớn thành phố được xây dựng năm 1898 tại quận 1, chung cư Thanh Đa xây dựng năm 1968 – 1972 thuộc quận Bình Thạnh…

Trong xây dựng, thân cây cừ tràm được dùng làm cọc giúp gia cố và tăng khả năng chịu lực tải cho các nền đất yếu như đất cát, đất bùn, đất sét, đất than bùn. Khi được gia cố theo đúng kĩ thuật kết cấu cừ tràm, người ta có thể xây dựng nhà cao từ 3 – 5 tầng trên nền móng.

đóng cừ tràm gia cố nền đất yếu
Đóng cừ tràm gia cố nền đất yếu

Cừ tràm chủ yếu được sử dụng trong thi công xây dựng, nhằm mục đích xử lý các nền đất yếu như đất sét, đất cát, đất bùn và đất than bùn… Tuy nhiên cừ tràm chỉ phát huy hết những ưu điểm của mình khi được cắm dưới phần đất nền tốt, không nên sử dụng trên các nền đất có mực nước ngầm chảy xiết vì ma sát giữa phần nước ngầm, đất ngầm và vỏ cây cừ tràm lâu dần sẽ dẫn đến mục, làm giảm đường kính thân cọc từ đó làm giảm khả năng chịu tải của móng, dẫn đến sụt lún hoặc lún không đều.

Ngoài làm cọc để gia cố phần móng trong xây dựng, cọc cừ tràm còn được sử dụng rộng rãi làm cốp pha, cột chống giàn giáo trong xây dựng các công trình, hay có thể dùng để gia cố bờ kè, làm bờ bao chống sạt lở đất trong các công trình thủy lợi.

Ứng dụng của cây cừ tràm trong đời sống

– Trong y học: Đã từ lâu cây cừ tràm đã được sử dụng phổ biến như một vị thuốc dân gian không thể thiếu của người dân Nam Bộ. Vì trong lá và cành của cây tràm lá chứa một lượng lớn tinh dầu nên được sử dụng phục vụ cho mục đích chưng cất tinh dầu. Theo ước tính, khoảng 150kg lá tràm sẽ chiết xuất được 0,1l tinh dầu tràm tinh khiết. Tinh dầu tràm tinh khiết có mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu, tạo cảm giác thư thái, khoan khoái. Tinh dầu tràm có nhiều công dụng, tiêu biểu phải kể đến như trị ho, dùng làm thuốc sát khuẩn cho các vết thương trên da hay trị nấm da bằng cách thoa trực tiếp lên. Tinh dầu tràm còn có khả năng phòng ngừa bệnh cảm cúm, tăng sức đề kháng. Do có tính ấm nên tinh dầu tràm được sử dụng để giữ ấm cơ thể, xông hơi trị cảm, tắm rửa vệ sinh cho phụ nữ sau sinh, người bệnh mới ốm dậy… Tinh dầu tràm phù hợp cho cả người già và trẻ em, không phân biệt độ tuổi giới tính nên được sử dụng rất rộng rãi tại miền Nam.

Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm

– Trong công nghiệp, thủ công mỹ nghệ: Ngoài chưng cất tinh dầu tràm từ lá và cành non, gỗ của cây tràm còn được sử dụng trong công nghiệp thủ công mỹ nghệ. Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, gỗ cừ tràm được hô biến trở thành những vật dụng hữu ích cho cuộc sống như đóng bàn, đóng ghế có giá trị thẩm mỹ và sử dụng cao. Ngoài sản xuất đồ nội thất thì gỗ cừ tràm còn được dùng để làm bột giấy, phục vụ công nghiệp sản xuất giấy.

– Trong du lịch, hệ sinh thái: giúp bảo vệ và tái tạo các cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái ngập nước, làm tăng cường sự đa dạng sinh học cho các hệ sinh thái trên đất ngập nước, đất than bùn. Từ đó giúp bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, rừng tràm còn được phát triển giúp phục vụ công tác nghiên cứu khoa học cũng như là địa điểm thăm quan, du lịch sinh thái được nhiều du khách yêu thích khám phá.

– Một số ứng dụng khác có thể kể đến trong đời sống hàng ngày của người dân như: gỗ cừ tràm dùng để làm củi, chất đốt, hay làm cầu khỉ, cầu tạm phục vụ dân sinh, vỏ cây cừ tràm dùng để trám thuyền, trám thùng, trám ghe…

Như vậy có thể thấy những ứng dụng của cây cừ tràm trong xây dựng và cuộc sống rất phổ biến và gần gũi. Việc bảo tồn và nhân giống cừ tràm cần được thực hiện tốt để đảm bảo nguồn cung cấp phục vụ cho mục đích sử dụng cũng như góp phần tạo hệ sinh thái đa dạng, đặc trưng của khu vực Nam bộ nước ta.

ST: Thi công đóng cừ tràm Tiến Thành

Check Also

Nguyên tắc thiết kế bản vẽ móng cừ tràm không thể bỏ qua

Nguyên tắc thiết kế bản vẽ móng cừ tràm không thể bỏ qua

Bản vẽ móng cừ tràm là khung sườn của toàn bộ quá trình thi công …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay !