Cừ tràm là một khái niệm có vẻ xa lạ với người bình thường. Thế nhưng, trong ngành xây dựng, đây là loại vật liệu hữu ích được sử dụng nhiều tại khu vực nam bộ.Vậy, ưu điểm của cừ tràm và nhược điểm của cừ tràm là gì?
Tràm là loại cây sống chủ yếu ở vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta. Loại cây này được ứng dụng trong xây dựng để làm cọc ép nền móng cho các công trình và được gọi là cừ tràm. Chúng ta sẽ cùng phân tích ưu điểm của cừ tràm và nhược điểm của cừ tràm để biết được tại sao loại cây này lại được ưa chuộng đến thế.

Xem nhanh nội dung
Khái niệm cừ tràm là gì ?
Những bạn chưa biết cừ tràm là gì có lẽ rất thắc mắc về khải niệm này. Cừ tràm là tên gọi của loại vật liệu dùng trong xây dựng, là cọc ép nền móng được làm từ thân cây tràm.
Ở miền Bắc, vật liệu ép cọc chủ yếu dùng cọc tre vì tre rất thông dụng và phổ biến. Đổi lại, miền Nam với nhiều rừng tràm ngút ngàn nên cây tràm thường phổ biến hơn cây tre. Các đặc tính của loài cây này giúp cho cừ tràm được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng ở khu vực Nam Bộ.

Có thể bạn quan tâm: tiêu chuẩn cừ tràm
Ưu điểm của cừ tràm
Không phải ngẫu nhiên mà cừ tràm được sử dụng làm cọc ép nền móng và được ưa chuộng đến vậy. Ưu điểm lớn nhất của loại vật liệu này đó chính là khả năng chịu nước cực tốt. Cũng xuất phát từ đặc tính của cây tràm là sống trong các vùng ngập nước, cho nên, khả năng chịu nước của cừ tràm tốt hơn hẳn các loại vật liệu khác.
Tràm được trồng bạt ngàn tại vùng đồng bằng Nam Bộ nước ta, do đó, giá thành của cừ tràm khá rẻ so với các loại vật liệu khác. Ưu điểm này rất phù hợp với điều kiện xây dựng với chi phí thấp hiện nay.
Trong môi trường ẩm ướt hay bùn đất, cừ tràm vẫn bền vững lên tới 60 – 70 năm. Cừ tràm có thể dễ dàng ép cọc bằng máy hoặc bằng thủ công, trong quá trình thi công cũng không chịu sự chi phối nhiều của thời tiết.
Ngoài sử dụng cừ tràm làm cọc ép cho các công trình xây dựng, cừ tràm còn được dùng làm kè trong các công trình thủy lợi.

Cừ tràm có nhiều ưu điểm “đáng nể” so với các loại vật liệu khác
Nhược điểm của cừ tràm
Cừ tràm có rất nhiều ưu điểm “đáng nể” giúp cho vật liệu này được ưa chuộng. Tuy nhiên, khi lựa chọn cừ tràm, chúng ta cũng nên lưu ý một số nhược điểm của cừ tràm như sau:
Thứ nhất, cừ tràm hiện nay được khai thác triệt để khiến cho sản lượng ngày càng sụt giảm. Việc này dẫn đến tình trạng nhiều loại cừ tràm không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn được đưa vào công trình.
Thứ hai, thân cây tràm có nhiều lớp vỏ, các lớp vỏ có tác dụng bao bọc bảo vệ lớp lõi bên trong. Khi thi công bạn không nên bóc lớp vỏ này.
Thứ ba, cừ tràm nếu không được ngâm trong nước sẽ nhanh bị mục. Do đó, các công trình sử dụng cừ tràm bắt buộc phải có mực nước ngầm luôn duy trì cao hơn đầu cọc cừ tràm.
Trên thực tế có rất nhiều công trình nhà cửa đã sử dụng cọc cừ tràm lên tới 50 năm mà móng vẫn còn rất tốt. Tuy nhiên, để làm được điều đó, mọi tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật luôn phải được đảm bảo. Cọc cừ tràm phù hợp với các công trình nhỏ, ít tầng. Hy vọng rằng, sẽ ngày càng nhiều các ứng dụng của cừ tràm mang lại lợi ích lớn hơn cho ngành xây dựng.